0977323883 vuannam@yahoo.com

Chuyện những người "vác tù và hàng tổng" trong đại dịch Covid - 19

Lượt xem: 273 Ngày đăng: 11/09/2021

"Vì sức khỏe của người dân, vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh, vì an toàn của xóm làng mà làm thôi, làm với cái tâm và trách nhiệm chứ chẳng phải làm để được cái nọ, cái kia đâu", ông Đặng Thọ Hùng khảng khái nói.

https://www.youtube.com/channel/UCCTaGlMVwytbkv2jnv3V4uA

https://www.facebook.com/batdongsanannam.vn/

 

Chuyện những người vác tù và hàng tổng trong đại dịch Covid-19 - 1

Tính đến thời điểm sáng 10/9, tỉnh Nghệ An ghi nhận 1.775 bệnh nhân Covid-19 ở 21/21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh có 13.267 Tổ Covid cộng đồng với 68.562 người tham gia. Thành viên của Tổ Covid cộng đồng ngoài số cán bộ cốt cán tại cơ sở, còn có sự tham gia của những người dân nhiệt tình, trách nhiệm và có uy tín cao nơi sinh sống.

Ngay sau khi thành lập, các Tổ Covid cộng đồng được tham gia tập huấn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Ở giai đoạn đầu, nhiệm vụ của Tổ là tuyên truyền quy định về phòng, chống dịch Covid-19, nắm bắt và kịp thời báo cáo di biến động về nhân khẩu trên địa bàn, đặc biệt là những người trở về từ các tỉnh có dịch, đảm bảo những người có nguy cơ cao đều thực hiện cách ly tập trung. Khi dịch Covid-19 bùng phát, với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", Tổ Covid cộng đồng đã thực sự là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã trong cuộc chiến nóng bỏng và gấp gáp này.

Chuyện những người vác tù và hàng tổng trong đại dịch Covid-19 - 2

Ngày 17/8, xóm 34, xã Nghi Kim (TP Vinh, Nghệ An) ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên kể từ đầu mùa dịch và chính thức bị phong tỏa, cách ly y tế khi có ca nhiễm thứ 2. Lúc này, Tổ Covid cộng đồng - hạt nhân trong công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội tại cơ sở - bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ thì mất gần một nửa thành viên thuộc diện F1, F2 phải thực hiện cách ly theo quy định.

Hơn 380 hộ với gần 1.300 nhân khẩu được yêu cầu "ai ở đâu ở yên đấy" để phục vụ công tác khoanh vùng, truy vết, chống dịch. Đồng nghĩa với áp lực đè nặng lên đôi vai của các thành viên Tổ Covid cộng đồng. Để có thể vận hành trơn tru, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, 12 thành viên còn lại của Tổ phải chia làm 3 nhóm, phụ trách từng lĩnh vực cụ thể.

Chuyện những người vác tù và hàng tổng trong đại dịch Covid-19 - 3

Nhờ làm tốt công tác khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an sinh xã hội mà địa phương này không phát sinh ca nhiễm mới. Sau 14 ngày kể từ khi có ca nhiễm, xóm 34 đã được dỡ phong tỏa cách ly y tế. Tuy vậy, Tổ Covid cộng đồng vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của những "camera chạy bằng cơm", giám sát việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại cơ sở theo Chỉ thị 16 mà TP Vinh đang triển khai.

Tại xã Lăng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), ngay từ khi dịch Covid-19xuất hiện, xã đã thành lập 7 Tổ Covid cộng đồng, mỗi tổ có 8 thành viên, gồm Bí thư chi bộ, Xóm trưởng và các thành viên Ban công tác Mặt trận cùng 3 công dân có uy tín. Theo ông Đậu Xuân Tú, Phó Chủ tịch UBND xã, đến thời điểm này, địa phương có 24 trường hợp mắc Covid-19, tất cả đều từ các tỉnh thành có dịch trở về, đã được cách ly từ trước, không có ca mắc cộng đồng nào.

Chuyện những người vác tù và hàng tổng trong đại dịch Covid-19 - 4

Đến thời điểm này, phường Hồng Sơn (TP Vinh) ghi nhận 76 ca mắc Covid-19, hơn 200 trường hợp F1 và hàng trăm F2. Đây cũng là một trong 2 phường đang phải áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nâng cao so với Chỉ thị 16 tại TP Vinh. Suốt gần nửa tháng thực hiện "ai ở đâu ở yên đấy", cùng với sự nỗ lực cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các Tổ Covid cộng đồng đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch ngay từ cơ sở.

"Hiện, trên địa bàn phường Hồng Sơn có 7 Tổ Covid cộng đồng tại 7 khối dân cư, mỗi tổ có từ 12-15 thành viên. Là lực lượng trực tiếp "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", không chỉ hỗ trợ công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, kiểm tra, giám sát đối tượng cách ly, Tổ Covid cộng đồng còn tham gia và thực hiện rất có hiệu quả công tác an sinh, xã hội. Họ đi sâu vào từng khu dân cư, từng hộ gia đình, nắm bắt, tiếp nhận thông tin về nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân để các tổ chức đoàn thể của phường triển khai "đi chợ hộ"; là cầu nối để chính quyền địa phương nắm bắt, kịp thời hỗ trợ các gia đình chính sách, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đảm bảo không có hộ dân nào thiếu ăn trong những ngày dịch", ông Hoàng Ngọc Cừ, Bí thư Đảng ủy phường Hồng Sơn đánh giá về vai trò, hiệu quả hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng.

Chuyện những người vác tù và hàng tổng trong đại dịch Covid-19 - 5

Xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) hiện đang có 136 tổ tự quản hoạt động lồng ghép vai trò, nhiệm vụ của Tổ Covid cộng đồng. Trong thời gian qua, các tổ tự quản này thực sự là "tai mắt" của lực lượng phòng, chống Covid-19 tại địa phương khi phát hiện, kịp thời báo cáo các vụ việc vi phạm quy định về giãn cách xã hội.

Chuyện những người vác tù và hàng tổng trong đại dịch Covid-19 - 6

 

Khối Việt Đức, phường Hồng Sơn (TP Vinh) có 231 hộ dân với trên 800 nhân khẩu. Trong suốt gần một tháng qua, đặc biệt là thời điểm thành phố thực hiện Chỉ thị 16 nâng cao, 15 thành viên Tổ Covid cộng đồng đã làm việc hết công suất. "Những ngày đầu, ngay trong các thành viên cũng có những lo lắng về lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho mình và người thân trong gia đình. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn cụ thể, được phường trang bị khẩu trang, sát khuẩn, bảo hộ y tế, đặc biệt là được người dân đồng tình ủng hộ nên anh em cũng vững tâm để thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, trong đợt tiêm phòng tới, tất cả thành viên Tổ Covid cộng đồng sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin nên mọi người càng yên tâm hơn", ông Nguyễn Văn Hà - Tổ trưởng Tổ Covid cộng đồng khối Việt Đức, chia sẻ.

Hiện tại, các thành viên trong tổ đang thực hiện nhiệm vụ của mình bằng nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công tác phòng, chống dịch chung chứ chưa có chế độ chính sách nào cụ thể. Thời gian qua, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường Hồng Sơn cũng đã trích một khoản kinh phí để hỗ trợ các Tổ Covid cộng đồng, tuy nhiên, mức hỗ trợ cũng chỉ mang tính tượng trưng. "Thời điểm này mọi ưu tiên đều dành cho phòng, chống dịch, chúng tôi xin góp một phần công sức của mình vào nhiệm vụ chung đó. Chỉ mong rằng với sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, dịch bệnh nhanh chóng được khống chế", ông Hà tâm sự.

Theo ông Đặng Thọ Hùng, UBND xã Nghi Kim cũng hỗ trợ Tổ Covid cộng đồng xóm 34 số tiền 3 triệu đồng để mua xăng xe đi lại và 3 triệu đồng bồi dưỡng cho các thành viên trong tổ. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc, thống nhất, các thành viên Tổ Covid cộng đồng xóm quyết định sử dụng số tiền bồi dưỡng để mua lương thực, thực phẩm hỗ trợ người dân khó khăn và công nhân lao động nghèo ở trọ trên địa bàn.

"Chúng tôi ở gần dân nhất, nắm được rõ hơn về những khó khăn người dân gặp phải trong thời gian cách ly y tế. Bởi vậy, trong phạm vi của mình, giúp được người dân cái gì thì chúng tôi gắng hết sức. Số tiền chính quyền xã bồi dưỡng đối với anh em là rất quý, chứng tỏ lãnh đạo xã ghi nhận nỗ lực của Tổ. Tính ra mỗi người được hỗ trợ vài ba trăm nghìn nhưng nếu dùng số tiền đó để mua nhu yếu phẩm thì sẽ giúp được nhiều hộ dân vượt qua khó khăn, thiếu thốn trong những ngày phong tỏa. Vì sức khỏe của người dân, vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh, vì an toàn của xóm làng mà làm thôi, làm với cái tâm và trách nhiệm của mình chứ chẳng phải làm để được cái nọ, cái kia đâu", ông Đặng Thọ Hùng chia sẻ.

https://www.youtube.com/watch?v=Q6w3pNPUlWE

 Nội dung: Hoàng Lam

Thiết kế: Khương Hiền

(theo dantri)

 

 

Công ty Cổ phần BĐS AnNam
Copyright © 2004 - 2016 Batdongsanannam.com.vn.
Địa chỉ: Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0977323883 - Email: batdongsanannam@gmail.com
Phát triển bởi Brzii Software Jsc http://Batdongsanannam.com.vn