Được thành lập từ năm 1967 tại Bangkok (Thái Lan) với 5 thành viên sáng lập ban đầu, đến nay ASEAN đã lớn mạnh về nhiều mặt với sự góp mặt của 10 thành viên và có tiếng nói trong cộng đồng kinh tế quốc tế. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. AEC đi vào hoạt động, cơ hội và thách thức sẽ chia đều cho 10 quốc gia thành viên.
Ông Desmond Sim, người đứng đầu CBRE Singapore và Đông Nam Á nhận xét, có tồn tại những rào cản và hạn chế mà ASEAN cần phải vượt qua, nhưng khu vực này vẫn được dự đoán là cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và thị trường bất động sản thương mại, bởi sự tăng cường phát triển của AEC.
Đại diện CBRE cũng chỉ ra 5 cơ hội cho thị trường BĐS của các nước cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.
1. Nhân khẩu học ASEAN là viễn cảnh hấp dẫn cho các doanh nghiệp
Khu vực này hiện nay là nhà ở của 625 triệu người và dự kiến sẽ tăng lên 690 triệu vào cuối năm 2024. Về kinh tế, thị trường ASEAN tích hợp các lực lượng đáng chú ý, nếu được coi như một tập hợp, ước tính tổng sản phẩm GDP của khu vực ASEAN trong năm 2014 là 2.519 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới.
2. Cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi
Thị trường kho vận đặc biệt được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng và phát triển trong khối ASEAN, tạo điểm nhấn quan trọng trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Du lịch hiện là điểm sáng cho các nước thành viên khi kế hoạch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN vì vậy các nước sẽ tập trung vào việc củng cố cơ sở hạ tầng cho giao thông đường bộ và đường hàng không và tăng cường hợp tác khu vực để thu hút nhiều du khách đến khu vực.
3. Nguồn vốn nước ngoài đổ mạnh vào thị trường BĐS
ASEAN có sức hút đối với dòng vốn đầu tư bất động sản mặc dù chính sách sở hữu nước ngoài thường bị hạn chế và điều này được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn đầu của hội nhập. Những thập kỷ qua đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của việc đầu tư vào bất động sản trong khu vực, với tổng giá trị 28.190 tỷ USD, được ghi nhận từ năm 2005 đến 2014. Với sự gia tăng đầu tư xuyên biên giới cũng mang lại sự thay đổi trong phân bổ nguồn vốn đối với tất cả các nước ASEAN trong những năm gần đây.
4. BĐS thương mại có nhiều tiềm năng
Với việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn đa quốc gia lớn trong khu vực sẽ có sự tăng cung và cầu về không gian công nghiệp. Sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung văn phòng khi có nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng mở rộng.
5. Thị trường BĐS phát triển đa dạng
Sự đa dạng trong phát triển của thị trường bất động sản ASEAN cung cấp cho các nhà đầu tư thị trường rộng lớn hơn cho các chiến lược đầu tư. Đầu tư vào thị trường bất động sản ASEAN dự kiến sẽ tăng khi nhà đầu tư tìm kiếm thị trường thay thế cho danh mục đầu tư bất động sản của họ.
Những thị trường phát triển như Singapore và Malaysia có thể cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư “cốt lõi” hoặc “giá trị cộng thêm”. Trong khi đó, những cơ hội đầu tư “nhất thời” có thể nắm bắt được tại các thị trường mới nổi như Việt Nam và Philippines.
Theo Trí thức trẻ/Property-report
Công ty Cổ phần BĐS AnNam
Copyright © 2004 - 2016 Batdongsanannam.com.vn.
Địa chỉ: Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0977323883 - Email: batdongsanannam@gmail.com
Phát triển bởi Brzii Software Jsc http://Batdongsanannam.com.vn