0977323883 vuannam@yahoo.com

Căn hộ cao cấp cạnh tranh gay gắt

Lượt xem: 539 Ngày đăng: 01/10/2015

Căn hộ cao cấp cạnh tranh gay gắt

Bước vào giai đoạn 2016-2018, dự báo nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ mạnh vốn vào phân khúc cao cấp, khi cơ chế mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam thực sự “chin muồi”.

Tóm tắt

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Masakazu Yamaguchi, Trưởng đại diện Quỹ Creed Group (Nhật Bản) tại Việt Nam, cho rằng thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua giai đoạn 2010-2012 khá yên ắng, cả về giao dịch trên thị trường lẫn cuộc chạy đua đầu tư dự án mới. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đã thay đổi nhiều vì nhu cầu thực về nhà ở khá cao.

Thị trường BĐS Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn đang nằm trong tay của các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì, không ai am hiểu con người, chính sách thị trường bằng chính doanh nghiệp nước sở tại. 


Nhu cầu nhà ở đang tăng mạnh

Theo các chuyên gia BĐS, do kinh tế vĩ mô đang được kiểm soát ổn định, chính sách nhà nước mở cửa, đặc biệt là Luật kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở sửa đổi đã nới lỏng điều kiện sở hữu nhà cho người nước ngoài được áp dụng từ ngày 01/07/2015 đã khiến lượng cầu tăng lên đáng kể.

Hơn nữa, cùng với những chuyển dịch của đồng ngoại tệ, tỉ lệ sinh lời của phân khúc BĐS cao cấp được đánh giá là hấp dẫn hơn các phân khúc khác đã tạo cho phân khúc này càng trở nên ngày một diễn ra cuộc cạnh tranh “nóng”.

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Masakazu Yamaguchi, Trưởng đại diện Quỹ Creed Group (Nhật Bản) tại Việt Nam, cho rằng thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua giai đoạn 2010-2012 khá yên ắng, cả về giao dịch trên thị trường lẫn cuộc chạy đua đầu tư dự án mới.

Tuy nhiên, thị trường hiện nay đã thay đổi nhiều vì nhu cầu thực về nhà cao. “Chúng ta nhận thấy rất rõ rằng thời gian qua ngay cả Chính phủ và bản thân doanh nghiệp BĐS cũng đã có những điều chỉnh kịp thời để thị trường phù hợp với mức cung – cầu. Thị trường BĐS Việt Nam còn rất nhiều cơ hội còn bỏ ngỏ trong vòng 5 năm tới”, ông Yamaguchi nói.

Theo đó, so với các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, giá nhà ở tại Việt Nam còn tương đối rẻ, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân. Quan trọng hơn hết, Việt Nam ngày một hội nhập với nhiều nước trên thế giới, những rào cản về đầu tư, sở hữu tài sản tại Việt Nam đang dần thông thoáng. Đây sẽ là cơ hội to lớn cho thị trường BĐS trong thời gian tới.

Cũng theo ông Yamaguchi, có hai điều để chứng minh cho thực tế này, đó là tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đang ngày một cao, từ đó cho thấy tầng lớp trung lưu trong nước ngày càng gia tăng và kéo theo nhu cầu về nhà ở tại những đô thị lớn là có thật. Yếu tố thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài đang “rót” vốn mạnh vào thị trường nhà ở trước hết để phục vụ cho nhu cầu này, tiếp theo là đón đầu làn sóng người nước ngoài sở hữu nhà đất tại Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Chen Lian Pang, Tổng Giám đốc điều hành CapitaLand Việt Nam, nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh và dân số trẻ. Tất cả những yếu tố này sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam. Đón đầu xu hướng, CapitaLand Việt Nam vừa “rót” tiếp 150 triệu USD vào một công ty tại Việt Nam để cùng phát triển một dự án cao cấp ở quận 2.

Tuy nhiên, thị trường BĐS Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn đang nằm trong tay của các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì, không ai am hiểu con người, chính sách thị trường bằng chính doanh nghiệp nước sở tại. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài “thâm nhập” thị trường Việt Nam phải thông qua con đường hợp tác, liên kết, mua cổ phần của những công ty trong nước để cùng phát triển dự án và nắm giữ thị phần. Các công ty BĐS mới nổi có tính thanh khoản cao, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, quỹ đất sạch tốt cũng sẽ là tầm ngắm của nhà đầu tư ngoại.

Gấp gáp đua tranh

Theo quan sát trên thị trường Tp.HCM, bên cạnh một số dự án cao cấp có lượng căn hộ lớn như Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền, Sala, Gate Way Thảo Điền, The Sun Avenue, The Gold View… nhiều doanh nghiệp BĐS khác cũng đang chạy đua giành thị phần phân khúc này. Theo ước tính, đến năm 2018, thị trường sẽ có gần 20.000 căn hộ thuộc phân khúc cao cấp.

Chẳng hạn như Tiến Phát có dự án căn hộ cao cấp The Ascent ở quận 2, Grand Riverside ở quận 4 và sắp tới sẽ tiếp tục cho ra thị trường 2 dự án cao cấp khác cũng tại quận 4. C.T Group cũng vừa công bố dự án cao cấp tại quận Gò Vấp là C.T Plaza Nguyên Hồng.

Một doanh nghiệp mới nổi là công ty Phần đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát sẽ chính thức đưa dự án căn hộ cao ốc Hưng Phát 2 (Hưng Phát Silver Star) ra thị trường vào cuối tuần này. Theo chiến lược đầu tư, đến năm 2018, chủ đầu tư này sẽ triển khai thêm 4 dự án tại Nam Sài Gòn, với tổng số khoảng 4.000 căn hộ cao cấp và tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng.

Cũng trong cuối tuần này, địa ốc An Gia sẽ đưa một dự án nữa gia nhập “làng” BĐS cao cấp là An Gia Skyline tại quận 7. Được biết, đây là dự án đầu tiên trong chiến lược hợp tác vốn đầu tư theo tỷ lệ 50/50 giữa An Gia với Quỹ đầu tư Creed Group của Nhật Bản.

Ông Yamaguchi nhận định rằng sắp tới các nhà đầu tư nước ngoài, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Sinhapore, không chỉ sẽ tăng cường phát triển dự án BĐS tại Việt Nam, họ còn có chiến lược “săn tìm” nhiều dự án khách sạn, văn phòng, nhà xưởng để phát triển. Chiến lược hợp tác tại Việt Nam sẽ bằng hình thức các nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ về tài chính, còn doanh nghiệp trong nước có quỹ đất sạch, dự án ở vị trí không quá xa trung tâm.

“Ngoài việc đang hợp tác với 2 công ty BĐS tại Tp.HCM, chúng tôi sắp tới sẽ có chiến lược đầu tư vào dự án căn hộ tại một số địa phương khác. Tuy nhiên, kỳ vọng của chúng tôi là Chính phủ Việt Nam cần sớm thực hiện các chính sách cho người nước ngoài mua nhà một cách cỡi mở hơn. Thị trường BĐS chỉ đi lên một khi chính sách cho nhà đầu tư và người mua thật sự thông thoáng”, ông Yamaguchi nói.

Đăng Khải

Theo Trí thức trẻ

 

Công ty Cổ phần BĐS AnNam
Copyright © 2004 - 2016 Batdongsanannam.com.vn.
Địa chỉ: Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0977323883 - Email: batdongsanannam@gmail.com
Phát triển bởi Brzii Software Jsc http://Batdongsanannam.com.vn