8h:42
Tổng bí thư cho rằng năm năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết ĐH XI của Đảng đạt những thành quả quan trọng.
Nền kinh tế vượt qua nhiều thách thức. Tuy nhiên đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện.
Nhìn lại những thành tựu cũng như hạn chế, khuyết điểm qua 30 năm đổi mới rút ra một số bài học:
Một là trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo…
Hai là đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “lấy Dân làm gốc”, vì lợi ích Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân.
Ba là đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp, tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Bốn là phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết
Năm là phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; tăng cường mối quan hệ mật thiết với Nhân dân.
Năm năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ, thách thức. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông sẽ còn diễn ra gay gắt, phức tạp.
Ở trong nước, thế và lực tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn...
"Đại hội lần này sẽ thảo luận, thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có); Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
"Các báo cáo trình Đại hội đã trình bày cụ thể các vấn đề" - TBT Nguyễn Phú Trọng nói.
TBT cũng trình bày 6 nội dung lớn tóm lược của báo cáo chính trị của BCH TƯ khóa XI.
Trước đó, các văn kiện quan trọng này của Đảng đã được phát đến tận tay các đại biểu để tập trung nghiên cứu.
Trong lời diễn văn khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang long trọng tuyên bố Đại hội 12 chính thức khai mạc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Đại hội XII được khai mạc trong thời điểm quan trọng trong cả bối cảnh trong nước và quốc tế.
Chủ tịch nước cho biết Đại hội XII sẽ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội XI, nhìn lại 30 năm đổi mới, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, đánh giá việc thực hiện điều lệ Đảng khoá XI, bầu Ban Chấp hành khoá XII đầy đủ năng lực đáp ứng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
"Đại hội XII là đại hội đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm đi tới của nước Việt Nam", Chủ tịch nước nói.
Sau lời chào mừng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn khai mạc.
Đồng chí Lê Đức Anh, UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đang giới thiệu đại biểu khách quý tham dự Đại hội. Trong đó có nguyên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đại biểu chức sắc tôn giáo, đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Đại diện các tổ chức, chính đảng quốc tế, các đoàn ngoại giao các nước...
Trong không khí trang nghiêm, long trọng, toàn bộ Đại hội đã làm lễ chào cờ khai mạc Đại hội.