Theo truyền thuyết Long sinh cửu phẩm (chín đứa con của rồng), các “phẩm” này được phân biệt như sau: Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc; con thứ hai là Nhai Tý rất háo sát; Triều Phong thích sự nguy hiểm; Bá Hạ thích mang các vật nặng; Bệ Ngạn thích tranh cãi; Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật; con thứ bảy là Thao Thiết thích ăn; con thứ tám là Kim Nghê thích khói lửa; cuối cùng là Bồ Lao thích la hét.
Trong chín con của Rồng thì chỉ duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình lại giống con rùa, đầu thì giống rồng nên thường được gọi là Long Quy. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý là giúp cho con người chống lại sát khí, giảm trừ tai họa nên Long Quy thường được dùng để trấn trạch hưng gia
Long Quy có tác dụng giúp hóa giải sát khí và chiêu tài |
Ý nghĩa phong thủy của Long Quy
Long Quy là linh vật thường được dùng để hóa giải khẩu thiệt, giảm trừ tai ách và chiêu tài. Với tác dụng chiêu tài, Long Quy xếp thứ 3 sau Thần Tài và Tỳ Hưu. Long Quy nên được đặt tại bàn thờ Thần tài, Thổ địa để hóa giải khẩu thiệt. Ngoài ra, người ta còn bày Long Quy để cầu đinh quý và trường thọ.
Các loại Long Quy
- Long Quy cõng trên lưng 1 con Long Quy nhỏ hơn được dùng để trấn sát, chiêu tài.
- Long Quy cõng trên lưng 2 con Long Quy nhỏ được dùng để cầu đinh quý.
- Long Quy cõng trên lưng 3 con Long Quy nhỏ được dùng để cầu trường thọ.
Cách bài trí Long Quy để trừ tà, chiêu tài
- Đặt Long Quy ở bàn thờ Thần tài, Thổ địa hướng ra cửa nhằm mục đích hóa giải khẩu thiệt và chiêu tài. Đối với các cơ sở kinh doanh, cách bài trí như vậy còn giúp chiêu mộ khách hàng.
- Nếu muốn cầu trường thọ, gia chủ nên đặt Long Quy dưới giường ngủ của mình.
- Không nên đặt Long Quy ở trên cao, nên đặt sát dưới nền nhà là tốt nhất.
Mọi người cũng cần lưu ý, giống như các linh vật khác trong phong thủy, Long Quy cũng cần được khai quang điểm nhãn và chọn ngày giờ thích hợp để đặt thì mới phát huy hiệu quả. Nếu không làm các bước này thì nó cũng chỉ là vật trang trí trong nhà mà không có tác dụng về mặt phong thủy.