Áo tưởng đầu tiên mà bạn phải từ bỏ là có ý tưởng thì sẽ thành doanh nhân. Thực ra, ngay cả khi bạn thực hiện được ý tưởng của mình, biến nó thành giải pháp cũng chưa chắc đã đạt tiêu chuẩn là doanh nhân. Theo định nghĩa của Wikipedia, doanh nhân là người xây dựng môt doanh nghiệp mới. Theo kinh nghiệm của tôi, việc đưa ra những giải pháp thường là phần dễ nhất trong xây dựng doanh nghiệp.
Vì vậy, trước khi bạn nghỉ việc và bỏ hết tiền tiết kiệm của mình ra hoặc kêu gọi tất cả bạn bè của bạn và các nhà đầu tư rót vốn vào thiết kế và xây dựng một sản phẩm, tôi khuyên bạn nên suy ngẫm nghiêm túc về những câu hỏi mấu chốt sau:
1. Bạn đã sẵn sàng sống như một doanh nhân chưa?
Mở một doanh nghiệp mới không phải là một nghề. Nó là một cuộc phiêu lưu bí hiểm giống Columbus lên đường tìm Tân thế giới. Đó là một bước ngoặt trọng đại trong cuộc sống kiểu như bạn lập gia đình sau nhiều năm sống một mình. Tuy nhiên, con đường làm doanh nhân là con đường đơn độc vì nhiều thứ không ai có thể quyết định thay bạn.
2. Bạn khao khát trở thành doanh nhân đến mức nào?
Bạn phải thích làm việc với nhiều thành phần (đối tác, khách hàng, nhà đầu tư …) cũng như thích tạo ra sản phẩm thì mới có thể khởi nghiệp kinh doanh. Bạn phải tự quyết định và gánh trọng trách thiết lập mục tiêu, đánh giá tiến độ và bằng lòng với cả thất bại lẫn thành công.
3. Bạn có đủ tự tin và kiên định để vượt qua những thử thách khốc liệt?
Mở một doanh nghiệp tại nhà hoặc trên trên mạng là việc rất khó chứ không giống như kiểu kinh doanh ăn xổi. Sẽ không có khuôn mẫu nào chuẩn để bạn noi theo hay ai đó có thể cho bạn câu trả lời. Bạn sẽ không thể đổ lỗi cho ai khi mắc sai lầm hay rơi vào tình thế mà bạn không thể lường trước.
4. Bạn có kinh nghiệm về lĩnh vực mà mình định kinh doanh không?
Đừng thấy người ăn khoai mà mình vác mai đi đào. Hãy kiên định với những gì bạn đã làm quen.Thất bại là mẹ thành công nhưng nếu bạn có kinh nghiệm và có kỹ năng, thiệt hại sẽ bớt nặng nề hơn. Để có kinh nghiệm, bạn có thể xin làm ở những doanh nghiệp tương tự trước khi đứng ra mở công ty riêng.
5. Bạn hợp với mô hình kinh doanh nào nhất?
Một số người thích làm dịch vụ vì như thế sự nhạy bén của họ sẽ được phát huy mỗi ngày. Một số khác thì lại muốn làm ra công nghệ hoặc sản phẩm để bán rộng rãi trên thị trường. Nếu bạn không có sở trường nào như thế thì bạn có thể mua lại một công ty thanh lý, một công ty nhượng quyền hay chọn làm cố vấn.
6. Bạn đã có một kế hoạch hoàn chỉnh chưa?
Rất ít doanh nhân có thể lên sẵn một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh trong đầu của họ. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng việc viết ra giấy kế hoạch của mình còn đáng giá hơn những gì đạt được. Thêm nữa, một bản kế hoạch bằng xương bằng thịt sẽ giúp bạn dễ làm việc với những thành viên trong công ty và tạo điều kiện để có những phản hồi hai chiều. Trong trường hợp này, tiền không thể thay thế được.
7. Tình hình ngân sách của bạn và các nguồn vốn khác?
Huy động vốn là một việc đầy khó khăn và áp lực. Đó là lý do tại sao 90% các doanh nhân thành đạt chọn phương án sử dụng vốn tự có. Theo các nhà đầu tư, có quá nhiều tiền khi còn quá sớm chỉ có hại cho doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có nhiều cách không dùng đến vốn như tìm đối tác có cổ phần và trao đổi dịch vụ.
Sau khi đặt cho mình những câu hỏi trên mà bạn vẫn kiên định với mục tiêu trở thành doanh nhân thì có nghĩa là bạn đã sẵn sàng. Từ đây, bạn hãy tạo dựng con đường đến với thành công của mình và chinh phục mọi khó khăn, thách thức sẽ nảy sinh. Khởi nghiệp kinh doanh là một cuộc chạy đua và bạn phải đam mê với cuộc đua đó cũng như có quyết tâm để đi đến cuối con đường.
Về tác giả:
(Dịch từ Entrepreneur)
Công ty Cổ phần BĐS AnNam
Copyright © 2004 - 2016 Batdongsanannam.com.vn.
Địa chỉ: Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0977323883 - Email: batdongsanannam@gmail.com
Phát triển bởi Brzii Software Jsc http://Batdongsanannam.com.vn