Và bạn sẽ dễ dàng nhận thấy người lãnh đạo của những công ty mạnh nhất luôn tìm cách để phát huy tài năng của những người xung quanh, đồng thời coi trọng mục tiêu và môi trường làm việc. Những nhà lãnh đạo này nhận ra rằng việc điều chỉnh phong cách quản lý của họ là chìa khóa để xây dựng các đội làm việc “bất khả chiến bại”.
1. Tạo điều kiện để nhân viên phát huy thế mạnh
Trong một cuộc khảo sát đã thực hiện với gần 500 nhân viên trong ngành dịch vụ chuyên nghiệp, các thành viên của các nhóm có thành tích cao cho biết họ cảm thấy "được trao quyền để làm công việc mà họ cảm thấy mình giỏi nhất”. Còn đội ngũ lãnh đạo thì luôn "khuyến khích họ sử dụng thế mạnh của mình vào công việc càng nhiều càng tốt”.
Điều này hầu như không có gì đáng ngạc nhiên. Một báo cáo gần đây của Gallup - công ty tư vấn quản lý hiệu suất toàn cầu, cho thấy rằng lãnh đạo dựa trên thế mạnh của nhân viên có tiềm năng mang lại kết quả kinh doanh cực kì cao.
Bài báo cũng cho biết một nhân viên nếu được làm đúng chuyên môn của mình thì có thể nâng hiệu quả công việc lên 8% và họ cũng ít có khả năng bỏ việc hơn đến 15% so với những người khác. Đồng thời, khi một người được làm công việc mà họ thích mỗi ngày, họ sẽ tìm cách để hoàn thành nó một cách tót nhất mà không cần đến sự quản lí mang tính ép buộc.
2. Xây dựng môi trường làm việc an toàn
Người ta có thể đánh giá được hiệu quả công việc của các nhóm làm việc thông qua mức độ an toàn tâm lí mà các nhân viên trong nhóm cảm nhận được. Một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả công việc mà còn giúp nhân viên tránh được những vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần.
Google đã phát hiện ra điều này khi họ bắt đầu nghiên cứu dựa trên chính 180 nhóm làm việc trong nội bộ công ty này để tìm hiểu lý do tại sao một số thành công còn những người khác thì không. Sau một loạt các thử nghiệm, các nhà phân tích nghiên cứu đã đưa ra một mô hình nhằm thúc đẩy hiệu suất: an toàn tâm lý.
Để có được môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, người lãnh đạo đóng một vai trò rất lớn. Người quản lý có thể thúc đẩy an toàn tâm lý bằng cách tôn trọng nhân viên, lắng nghe các ý kiến phản hồi và luôn cư xử hòa nhã với mọi người xung quanh…
3. Thiết lập được mục tiêu chung cho cả nhóm của mình
Thiết lập mục tiêu cho nhóm là công việc rất quan trọng nếu bạn mong muốn tối ưu hóa và duy trì hiệu suất làm việc của các thành viên trong nhóm. Các nhóm làm việc tuyệt vời nhất luôn cần một lộ trình chung để thành công: Đâu là mục tiêu chính, họ phải đối mặt với những thách thức gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu? Phát triển một tầm nhìn chung có nghĩa là tất cả các thành viên trong nhóm đều biết những gì mà cả nhóm cùng hướng đến và vai trò cụ thể của mỗi người trong từng nhiệm vụ.
Đương nhiên, các nhà quản lý là trung tâm của việc này – bởi vì họ chính là nhân tố gắn kết và có khả năng điều phối, tổ chức nhóm của mình để đảm bảo tất cả mọi người đều đi đúng lộ trình. Khi người quản lý chú ý đến nhân viên của họ với tần suất lớn hơn, cung cấp phản hồi ngay lập tức và tổ chức các cuộc trao đổi liên quan đến tập huấn và phát triển thường xuyên hơn, nhóm của họ sẽ đạt được kết quả công việc cao.
Không có một công thức bí mật nào cho các đội “bất khả chiến bại”. Dù có cùng xuất phát điểm, nhưng thành công của họ được xây dựng theo thời gian. Quan trọng là người lãnh đạo phải biết tận dụng tối đa thế mạnh của nhân viên, tập hợp họ lại trong một mục tiêu chung và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh.
Theo Trí thức trẻ/INC
Công ty Cổ phần BĐS AnNam
Copyright © 2004 - 2016 Batdongsanannam.com.vn.
Địa chỉ: Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0977323883 - Email: batdongsanannam@gmail.com
Phát triển bởi Brzii Software Jsc http://Batdongsanannam.com.vn