Chưa rõ ràng
Thử lấy thời điểm 19-8, ngày NHNN nâng tỷ giá VNĐ/USD thêm 1% và nới biên độ tỷ giá lên ±3% để so sánh. Theo thống kê từ CTCKHSC, khoản vay ngoại tệ của NT2 gồm 134,8 triệu USD và 123,2 triệuEUR tính từ ngày 19-8 (giá 25.500 đồng/CP) đến hết phiên 9-9 (23.800 đồng/CP) CP này giảm khoảng 7%.
Trong khi đó, CTCK Rồng Việt (VDSC) ước tính lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của NT2 trong quý III lên đến 286 tỷ đồng, còn 9 tháng là 190 tỷ đồng. 7% giảm giá không phải là tỷ lệ lớn, tương đương 1 phiên giảm sàn tại HOSE và trong thực tế sau khi giảm về sát ngưỡng 22.000 đồng/CP, NT2 đã tăng trở lại và có những lúc tăng lên đến 24.500 đồng/CP.
Phải chăng những lo ngại về lỗ tỷ giá của NT2 đã được phản ánh vào giá CP này và một vùng giá mới sẽ được xác lập? Câu trả lời cũng chưa thực sự rõ ràng. Bởi ngoài thông tin tạm gọi là tiêu cực liên quan đến sức ép tỷ giá, NT2 lại có những thông tin tích cực, chẳng hạn như Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của DN này vào cuối tháng 8, rồi các giao dịch của khối ngoại tại NT2 cũng vẫn duy trì ở mức cao, 10 phiên gần nhất chỉ có duy nhất 1 phiên khối ngoại bán ròng CP này.
Cũng theo ước tính của VDSC, BCC sẽ bị lỗ chênh lệch tỷ giá (vay bằng đồng EUR) chưa thực hiện vào quý III-2015 là 57 tỷ đồng, nhưng lũy kế 9 tháng vẫn còn lãi 17 tỷ đồng. Giá của BCC vào ngày 19-8 là 14.000 đồng/CP, đến 9-9 hôm qua 12.400 đồng/CP, so ra ở 2 thời điểm giảm gần 12%.
Nhưng nếu “đổ” hết việc giảm giá của BCC là bởi lý do tỷ giá có phần hơi “oan”. Nhìn vào thanh khoản cũng như biến động của BCC thời gian gần đây, sẽ thấy CP này không còn hoành tráng như hồi năm 2014. 6 tháng vừa qua, đồ thị của BCC theo chiều đi xuống từ 2.0 còn 1.2.
Thống kê về giá CP của một DN khác trong ngành xi măng là HT1 trong thời gian qua cũng giảm không đáng kể, dù DN này cũng có khoản vay ngoại tệ lớn. Vậy vấn đề ở đây là gì? Dường như sức ép tỷ giá xuất hiện cùng lúc với một loạt tin xấu của TTCK hồi cuối tháng 8, đã tạo ra một đợt điều chỉnh rất mạnh để rồi khi phục hồi cũng ấn tượng không kém và những lo ngại tạm thời được xóa.
Nhưng cũng phải nhấn mạnh về hoạt động kinh doanh cốt lõi của các DN có liên quan đến tỷ giá vẫn được đánh giá và kỳ vọng khá cao. HT1 hay BCC vẫn là những DN đầu ngành xi măng, trong khi NT2 vẫn có KQKD chính ổn định.
Phụ thuộc vào BCTC quý II
Dù vậy, mùa BCTC quý III-2015 cũng đã sắp tới, và hơn 1 tháng nữa TTCK mới có được con số cụ thể các DN có số dư nợ bằng ngoại tệ cao sẽ bị lỗ chênh lệch tỷ giá bao nhiêu. Từ nay đến đó, sẽ có những yếu tố cần được lưu ý. Chẳng hạn những CP như HT1, NT2 hay PVT dù đang phải chịu áp lực về vay ngoại tệ, tuy nhiên đây lại là những CP vốn hóa lớn, đầu ngành.
Như vậy, nếu TTCK trong thời gian tới đây có diễn biến thuận lợi, dòng tiền cũng khó lòng bỏ qua những CP này. Ngoài ra, chính những CP này cũng có thể hưởng lợi từ những thông tin tích cực từ vĩ mô, ngành… Chẳng hạn, thị trường bất động sản phục hồi sẽ tác động tích cực đến các ngành vật liệu xây dựng, tăng nhu cầu tiêu thụ.
Những sự nghi ngại nhất định dành cho nhóm CP này là không tránh khỏi, rất khó để kỳ vọng diễn biến CP có thể bùng nổ ngắn hạn nếu không có lực cộng hưởng từ thị trường chung. Đơn cử như NT2 đã tăng giá khá tốt trong 2 phiên 8 và 9-9, nhưng KLGD chỉ đạt lần lượt 625.000 CP và 850.000 CP trong khi một loạt phiên giao dịch trước đó, KLGD của CP này đều trên mức 1 triệu đơn vị/phiên.
Về mặt thanh khoản của thị trường chung trong 2 phiên 8 và 9-9, cũng đều có xu hướng tích cực hơn những phiên trước. Điều này phản ánh sức bật của CP là vẫn còn, nhưng ít nhiều NĐT e ngại nên giao dịch có phần sụt giảm đi. PVT cũng đã tăng mạnh từ khoảng giữa tháng 5 đến đầu tháng 7, nhưng sau đó đã điều chỉnh mạnh trở lại với mức giá xấp xỉ với lúc chưa tăng.
Rõ ràng sau một đợt điều chỉnh như vậy, trừ khi có những thông tin đặc biệt tích cực, còn lại nếu chỉ là thông tin “không xấu nhưng cũng không quá tốt”, việc CP phục hồi trong ngắn hạn là không dễ chút nào.
Những ngày qua, áp lực tỷ giá đã lắng xuống và có xu hướng ổn định hơn, đây là cơ sở để kỳ vọng rằng TTCK sẽ định giá, dự báo các số liệu liên quan đến lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá của các DN chuẩn xác hơn. Qua đó, ít nhất cũng giúp cho giá CP trở nên hợp lý và NĐT có cơ sở để tham chiếu, chọn lựa với mục tiêu dài hạn. Còn ngắn hạn, như đã nói ở trên sẽ phụ thuộc vào diễn biến của TTCK và BCTC quý III-2015.
Sài gòn đầu tư
Công ty Cổ phần BĐS AnNam
Copyright © 2004 - 2016 Batdongsanannam.com.vn.
Địa chỉ: Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0977323883 - Email: batdongsanannam@gmail.com
Phát triển bởi Brzii Software Jsc http://Batdongsanannam.com.vn