Những doanh nhân này không chỉ sở hữu khối tài sản khổng lồ mà còn được tạp chí danh tiếng Forbes công nhận như những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, cả khu vực và thế giới.
1. Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup
Forbes vinh danh: Danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới 3 năm liên tiếp
Ông chủ tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng được Forbes vinh danh là tỷ phú giàu nhất Việt Nam, với lĩnh vực đầu tư chủ yếu là bất động sản. Khối lượng tài sản của ông được công khai năm 2015 là khoảng 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1.118 trên thế giới.
Bất chấp nền kinh tế suy thoái, tăng trưởng chậm, những biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, năm 2015, ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes năm thứ 3 liên tiếp. Ông cũng là người Việt duy nhất được vinh danh trong danh sách tỷ phú danh giá của Forbes.
Tạp chí này còn gọi ông Phạm Nhật Vượng là "Donald Trump của Việt Nam" với hàm ý lĩnh vực kinh doanh bất động sản của ông có sức ảnh hưởng lớn đối với kinh tế Việt Nam.
Sự nghiệp bắt đầu khi ông vay 10.000 USD sáng lập thương hiệu mì ăn liền Mivina tại Ukraina. Việc buôn bán phát triển tốt, xuất khẩu qua 20 quốc gia, doanh thu 100 triệu USD/năm. Năm 2000, ông đầu tư vào bất động sản Việt Nam với loạt công trình hoành tráng, quan trọng trải khắp từ Bắc đến Nam với các thương hiệu Vincom, Vinpearl,... Đến nay, Vingroup đã mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực: Du lịch - khách sạn, vui chơi - giải trí, y tế, giáo dục, thương mại điệnt tử, trung tâm thương mại, kinh doanh - bán lẻ, sức khỏe, trung tâm ẩm thực - hội nghị, nông nghiệp.
2. Bà Mai Kiều Liên – CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Forbes vinh danh: Nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2014
Mai Kiều Liên – CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) |
CNBC bình luận, nữ doanh nhân và công ty của mình đã thay đổi đáng kể thói quen ăn uống của người Việt Nam trong 20 năm qua.
Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư công nghệ chế biến sữa 1976 và trở về Việt Nam lập nghiệp.
Theo Forbes, tiêu chí “quyền lực” được định nghĩa là doanh nhân mạnh về các yếu tố như vốn, ý tưởng, năng lực và khả năng lãnh đạo. Theo đó, bà Mai Kiều Liên là người có vai trò lãnh đạo chủ chốt trong công ty, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với doanh thu hàng năm tối thiểu là 100 triệu USD.
Vinamilk sở hữu 13 nhà máy sản xuất, sản lượng 400 triệu lít sữa/ngày. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của Vinamilk đạt 359 triệu USD, chiếm 51% thị phần sữa nước trong nước. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của Vinamilk cũng là một trong số các cổ phiếu quan trọng (blue chip)
Tháng 7/2102, Vinamilk có mặt tại thị trường Mỹ.
Hiện sản phẩm Vinamilk đã xuất khẩu sang 30 nước, đặc biệt là các thị trường như Trung Đông, châu Phi và Cuba. Doanh thu Vinamilk tăng trưởng hàng năm, năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD, và có thể tăng gấp đôi vào năm 2017.
Với những thành tích đáng nể đó, bà Mai Kiều Liên được Forbes vinh danh là Nữ doanh nhân Quyền lực nhất châu Á (Asia's Power Businesswomen) 4 năm liền. Năm 2010, Vinamilk lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
3. Bà Thái Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị TH True Milk
Forbes vinh danh: 50 phụ nữ tiêu biểu châu Á, 50 nữ doanh nhân quyền lực 2014
Thái Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị TH True Milk |
Bà Thái Hương đầu tư 450 triệu USD để nhập khẩu, nuôi bò với mục tiêu sản xuất các sản phẩm sữa tươi nguyên chất, sử dụng công nghệ của Israel để thay thế nguyên liệu chất bột trong sản xuất sữa tại Việt Nam.
TH True Milk hiện nuôi 40.000 con bò trên diện tích 8.100 ha và có kế hoạch nâng tổng diện tích chăn nuôi và sản xuất lên mức 37.000 ha. TH True Milk chiếm lĩnh khoảng 1/3 thị trường sữa tươi cả nước, doanh thu 2014 đạt trên 4.000 tỷ đồng.
4. Bà Phạm Thị Việt Nga – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG)
Forbes vinh danh: 50 phụ nữ tiêu biểu châu Á 2013
Phạm Thị Việt Nga – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) |
DHG sản xuất và bán ra thị trường hơn 300 dược phẩm, mở rộng sang bao bì và đóng gói, trở thành thương hiệu dược phẩm số một Việt Nam, giành lại thị phần từ những công ty nước ngoài. Năm 2012, lãi ròng của DHG tăng 18%, doanh thu đạt 140 triệu USD.
Năm 2004, bà có bằng tiến sĩ kinh tế. Năm 2008, bà tiếp tục lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Năm 2012, bà chyển giao vị trí CEO nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch HĐQT đồng thời vẫn là "kiến trúc sư" chính thiết kế chiến lược phát triển DHG.
4. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)
Forbes vinh danh: 50 phụ nữ quyền lực châu Á 2014
Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) |
Với tài năng lãnh đạo của bà, REE làm ăn phát đạt, nổi bật với thương hiệu máy điều hòa Reetech. Năm 2000, REE là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, lợi nhuận tăng ấn tượng.
Sự phát triển của REE gắn liền với bà Mai Thanh khi bà dẫn dắt công ty đột phá sang các mảng kinh doanh khác như bất động sản, lĩnh vực năng lượng… Năm 2013, bà Mai Thanh được xếp trong top 20 phụ nữ giàu nhất TTCK Việt Nam.
5. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
Forbes vinh danh: 50 phụ nữ quyền lực châu Á 2014
Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) |
Bà Nga là người sáng lập Công ty BRG – điều hành 3 sân golf tại Việt Nam trong đó có sân Đảo Vua và sân Đồ Sơn. Bà cũng sở hữu nhiều khách sạn tại Hà Nội, hợp tác với Tập đoàn Hilton, có 30% cổ phần tại Công ty thương mại và bán lẻ Intimex.